PHÒNG ĐÀO TẠO VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
I. Danh sách cán bộ:
TT | Họ & tên | Chức vụ | Ảnh đại diện | Số điện thoại | |
1 | ThS. Lê Thị Hồng Hạnh | Phó trưởng phòng – Phụ trách | 0989117666 | minhsonhanh@gmail.com | |
2 | Nguyễn Thị Thuận | Giảng viên | 0982502101 | nguyenthithuanbang@gmail.com | |
3 | Dương Thị Quỳnh Lan | Chuyên viên | 0977423586 | nguyenphuongthao16072010@gmail.com | |
4 | Phạm Thị Kim Dung | Chuyên viên | 0912950768 | dungp960@gmail.com | |
5 | Đỗ Hải Quỳnh | Chuyên viên | 0834091189 | dohaiquynh.vn@gmail.com |
II. Chức năng nhiệm vụ:
Điều 1: Quy định chung
Phòng Đào tạo là phòng chức năng thuộc Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương, mọi hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong quy chế hoạt động của Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương và khuôn khổ các văn bản pháp luật về công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 2: Chức năng, nhiệm vụ
* Chức năng:
– Tham mưu, tổng hợp, đề xuất và giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý, phát triển đào tạo các hệ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; xây dựng , thực hiện các chương trình bồi dưỡng, công tác đào tạo trực tiếp, trực tuyến và các loại hình đào tạo khác.
– Tham mưu, tổng hợp, đề xuất giúp Hiệu trưởng quản lý và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học – công nghệ và hợp tác quốc tế và các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
– Tham mưu và giúp Hiệu trưởng về công tác xây dựng, thực hiện các chương trình bồi dưỡng, công tác đào tạo trực tuyến.
* Nhiệm vụ
- Công tác quản lý đào tạo
- Quản lý công tác đào tạo hệ chính quy
– Xây dựng quy hoạch phát triển, lập chương trình, kế hoạch đào tạo các hệ, các bậc cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, liên thông, văn bằng 2 … hệ chính quy theo định hướng phát triển của Nhà trường.
– Tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo ngắn hạn, trung và dài hạn của Nhà trường. Đánh giá tính phù hợp của sản phẩm đào tạo với yêu cầu của người sử dụng lao động. Tham mưu cho Hiệu trưởng về đổi mới công tác đào tạo.
– Phối hợp với các khoa nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện: mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình và phương pháp giảng dạy. Theo dõi và đề xuất phương hướng giải quyết các điều kiện cần thiết phục vụ cho tiến trình đổi mới, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của ngành và xã hội.
– Phối hợp với phòng Quản trị và Công tác HSSV để thực hiện việc xét chuyển khóa, chuyển hệ, thôi học, chuyển trường, bảo lưu kết quả học tập.
– Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các hợp đồng đào tạo với giảng viên thỉnh giảng, tổ chức theo dõi và thanh lý hợp đồng đào tạo. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đào tạo.
– Quản lý và thực hiện tiến độ, kế hoạch giảng dạy, học tập từng kỳ và năm học cho các bậc, hệ đào tạo. Phối hợp với các đơn vị đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả các trang thiết bị phục vụ đào tạo.
– Tổ chức thực hiện các quy chế, quy định hiện hành về đào tạo hệ chính quy, vừa làm vừa học, liên thông…; Phối hợp với các đơn vị giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với học sinh, sinh viên, học viên.
– Quản lý kết quả học tập, sổ lên lớp của học sinh, sinh viên tất cả các khóa được đào tạo tại Nhà trường. Quản lý lưu trữ: điểm thi tuyển sinh (nếu có); điểm môn học; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng việc xác định kết quả học tập của mỗi học sinh, sinh viên. Được phép sao bảng điểm, giấy chứng nhận kết quả học tập của học sinh, sinh viên theo quy chế.
– Là đầu mối đối chiếu xác nhận giờ giảng cho các khoa, bộ môn và giảng viên. Xác định khối lượng giảng dạy của giảng viên và kết hợp với bộ phận Tài chính-kế toán thuộc Văn phòng hoàn thành thanh quyết toán giờ giảng sau mỗi học kỳ.
– Phối hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy. Đề xuất hướng giải quyết với Hiệu trưởng nhằm không ngừng hoàn thiện công tác quản lý giảng dạy, học tập của các hệ đào tạo tại trường.
– Quản lý và in ấn , cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy chế của Bộ và quy định của trường.
– Lập kế hoạch biên soạn và in ấn giáo trình để Hiệu trưởng phê duyệt. Đôn đốc các đơn vị xây dựng đề cương, chương trình môn học, giáo trình, bài giảng, phối hợp với các đơn vị thực hiện kế hoạch in ấn, xuất bản các tài liệu, giáo trình đã được phê duyệt.
– Tiếp nhận và xử lý các loại đơn từ, hồ sơ, văn bản… liên quan đến công tác đào tạo.
– Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp; thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường.
– Tăng cường mối quan hệ với cựu sinh viên các khóa, phối hợp với các phòng, ban, trung tâm để có thêm nguồn thông tin cần thiết nhằm đánh giá sản phẩm đào tạo của trường.
- Quản lý công tác đào tạo hệ không chính quy
– Xây dựng kế hoạch, lập chương trình các loại hình đào tạo, các hệ đào tạo không chính quy phù hợp với yêu cầu của xã hội.
– Đề xuất cơ chế phối hợp liên kết với các địa phương và các cơ sở liên kết đào tạo trong nước nhằm tạo điều kiện khuyến khích phát triển, tăng cường quan hệ hợp tác. Là đầu mối giới thiệu, mở rộng các chuyên ngành ở các bậc, các ngành đào tạo. Phối hợp với các trung tâm liên kết đào tạo tại các địa phương để quản lý công tác giảng dạy và học tập tại địa phương liên kết mở lớp.
– Phối hợp với các trung tâm liên kết đào tạo tại các tỉnh để quản lý công tác giảng dạy và học tập tại địa phương liên kết mở lớp.
– Phối hợp với các khoa, bộ môn và các phòng chức năng nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và cơ cấu khối lượng kiến thức. Theo dõi và đề xuất hướng giải quyết các điều kiện cần thiết phù hợp với loại hình đào tạo không chính quy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
– Xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập từng học kỳ và năm học cho loại hình đào tạo không chính quy.
– Phối hợp với các đơn vị có liên quan phát triển quan hệ đối ngoại trong lĩnh vực đào tạo không chính quy. Phối hợp với bộ phận Tài chính – kế toán, lập các hợp đồng đào tạo với địa phương, tổ chức theo dõi và thanh lý hợp đồng.
- Công tác quản lý khoa học và hợp tác quốc tế
- Công tác quản lý khoa học công nghệ
– Tư vấn xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ ngắn hạn và dài hạn. Tham mưu cho Hiệu trưởng về phương hướng, chủ trương, quy định về công tác NCKH, chuyển giao công nghệ của trường. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy định về NCKH,chuyển giao công nghệ trong phạm vi Nhà trường.
– Chủ động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực NCKH với các tổ chức trong và ngoài nước.
– Hướng dẫn các khoa, bộ môn lập kế hoạch NCKH và chuyển giao công nghệ. Lập kế hoạch chỉ đạo và triển khai dự án, đề tài NCKH các cấp. Tổ chức nghiệm thu, tổng kết, đánh giá các dự án, đề án, các đề tài NCKH.
– Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp trường, phối hợp với các khoa, phòng tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong phạm vi Nhà trường. Quản lý khối lượng hoạt động khoa học của các đơn vị, cá nhân trong toàn trường. Tổng hợp và đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH và công nghệ.
– Giúp Ban Giám hiệu chỉ đạo việc đề xuất các nhiệm vụ KHCN, chương trình NCKH và xây dựng các dự án nhằm tăng cường năng lực NCKH và công nghệ của trường.
– Tăng cường cập nhật thông tin NCKH, chuyển giao công nghệ trên website của trường và các phương tiện thông tin khác.
- Công tác hợp tác quốc tế
– Tham mưu cho Hiệu trưởng về chủ trương, nội dung hợp tác quốc tế (HTQT). Xây dựng các kế hoạch hợp tác quốc tế ngắn hạn, trung và dài hạn trình Hiệu trưởng phê duyệt và trực tiếp thực hiện các kế hoạch. Quản lý, kiểm tra, đánh giá và làm báo cáo hàng năm cho Ban Giám hiệu và các cơ quan thẩm quyền theo luật định về các quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế. Là đầu mối chuẩn bị hồ sơ, làm các thủ tục xin giấy phép hoạt động đối với các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, thủ tục xuất và nhập cảnh cho những đoàn khách quốc tế có quan hệ hợp tác với trường.
– Lập chương trình và tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế với các đối tác quốc tế. Mở rộng quan hệ và phát triển các loại hình hợp tác quốc tế nhằm củng cố quan hệ quốc tế truyền thống và phát triển quan hệ quốc tế mới.
– Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế; tổ chức các buổi báo cáo về nội dung hoạt động của các đoàn và cá nhân được Trường cử đi nước ngoài về.
– Tổ chức các buổi làm việc, lễ tân, tiếp khách và ghi chép biên bản các phiên làm việc giữa lãnh đạo Nhà trường với các đoàn khách quốc tế. Phối hợp với các đơn vị soạn thảo nội dung hội đàm, biên bản ghi nhớ, hợp đồng liên kết và các văn bản về quan hệ quốc tế trình Hiệu trưởng phê duyệt.
– Tiếp nhận, soạn thảo, dịch và gửi các tài liệu, thư, điện phục vụ cho hoạt động quan hệ quốc tế của trường. Dịch các bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ do trường cấp ra tiếng nước ngoài cho người học.
– Phối hợp với các đơn vị có liên quan mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực NCKH để tiếp nhận các đơn đặt hàng, đấu thầu, nghiên cứu các đề tài NCKH.
– Tổ chức triển khai kế hoạch hợp tác và phát triển đã được phê chuẩn. Thực hiện việc đề xuất Ban Giám hiệu ban hành, hoặc tự ban hành (theo sự ủy nhiệm của Ban Giám hiệu) các văn bản có liên quan để triển khai những công việc liên quan đến mảng hợp tác và phát triển Nhà trường.
– Tổ chức lưu trữ, quản lý thông tin, tài liệu hồ sơ về quan hệ quốc tế đúng quy định hiện hành. Quản lý chương trình, nội dung hoạt động của các đơn vị và cá nhân trong trường về hợp tác quốc tế.
– Đầu mối xét duyệt hồ sơ cán bộ đủ tiêu chuẩn được cử đi học tập ở nước ngoài.
– Phối hợp với Văn phòng và các đơn vị liên quan lập chương trình, nội dung, thời gian của các đoàn khách ra, vào trường có yếu tố quốc tế.
– Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về hoạt động NCKH và HTQT theo quy định.
– Quản lý nhân lực khoa học, hợp tác quốc tế, sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị được giao.
- Công tác bồi dưỡng và đào tạo trực tuyến
- Công tác bồi dưỡng
Chủ trì và phối hợp với các khoa và đơn vị có liên quan xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho cán bộ, thànhviên hợp tác xã (HTX) và người có nhu cầu.
- Công tác đào tạo trực tuyến:
– Tổ chức, chuẩn bị, kiểm duyệt nội dung tư liệu, tài liệu phục vụ đào tạo trực tuyến (elearning) theo quy định. Chủ trì và phối hợp với các khoa, phòng trong việc chuẩn bị nội dung chuyên đề, bài giảng; phối hợp với phòng Tuyển sinh và Truyền thông tổ chức quay và hoàn thiện chuyên đề, bài giảng.
– Quản trị, xây dựng, biên soạn, thiết kế nội dung trang Website của Trung tâm Bồi dưỡng và Đào tạo trực tuyến hiện có.
– Hợp tác liên kết các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, cá nhân trong và ngoài nước, nghiên cứu ứng dụng triển khai chương trình đào tạo trực tuyến.
– Là đầu mối tổ chức đào tạo trực tuyến và phối hợp với các khoa, phòng liên quan trong công tác đào tạo trực tuyến cho cán bộ, thành viên HTX và học sinh, sinh viên các lớp trong và ngoài trường.
Thông tin chi tiết liên hệ: Phòng Đào tạo và Hợp tác Quốc tế
Địa chỉ: Phòng 106 Nhà B, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương, Đường Nguyễn Bình, Dương Xá, Gia Lâm, TP. Hà Nội
(Cách đại đô thị Vinhomes Oceanpark 1 km)
Điện thoại: 0243.6789.208
Email:
Website: http://netc-vca.edu.vn